Tham vọng của cha mẹ, bi kịch của con
1 - 14/04/2018 - 10:23:05 - Giáo dục
Dân trí Cứ gần đến kì thi hoặc kết thúc một kì thi, chúng ta lại sững sờ trước những câu chuyện thương tâm: học sinh tự tử vì trầm cảm, vì điểm thấp, vì thi trượt, vì không đạt được ước mơ của cha mẹ. >> “Người lớn ơi, chúng ta còn độc ác và ngu muội tới bao giờ?”
Xem thêm:
- Thua đậm Hàn Quốc, đội tuyển nữ Việt Nam chia tay giấc mơ World Cup
- Real Madrid chạm trán Bayern Munich: Duyên nợ, thù địch và giàu xúc cảm
Xem thêm: sofa gỗ óc chó hiện đại, sofa gỗ óc chó, sofa phòng khách gỗ óc chó, sofa gỗ hiện đại, bàn ghế gỗ óc chó, bàn ghế phòng khách gỗ óc chó, bàn ghế sofa gỗ óc chó, bàn ghế óc chó hiện đại
Bạn đọc viết:
Mới đây, em C., học sinh một trường THPT tư thục ở TPHCM dù đạt điểm trung bình môn 8,9 mà vẫn cảm thấy mình quá kém cỏi vì cha mẹ mong em học giỏi nhất lớp, được vào lớp chọn của khối. Em đã tự tử vì áp lực từ phía gia đình.
Trước đó, có em tự tử vì không đỗ trường Công an như bố mẹ mơ ước, có em tự tử vì đạt điểm 3 thi tiếng Anh giỏi cấp trường...
Nhưng vẫn rất nhiều phụ huynh đọc xong bài báo mà dửng dưng vô cảm, coi chuyện đó là "chuyện thiên hạ", chẳng mảy may liên quan gì đến gia đình mình, các con mình. Phụ huynh chỉ biết đầu tư hết mức cho con ăn học, kiếm trường lớp chuẩn, thầy cô xịn, việc của con là phải học sao cho bố mẹ nở mày nở mặt. Cha mẹ chỉ nhất nhất bắt con toàn tâm toàn ý học, mong ước con thi thố phải đạt giải, phải vào đại học tốp đầu nhằm rạng danh gia đình, họ hàng. Từ bao giờ, cha mẹ quên mất năng lực thực sự của con, mơ ước của con, tâm trạng và sức khỏe của con.
Điểm số, thành tích học tập, áp lực đối mặt với các kì thi liên tiếp trong quãng đường dài đi học khiến trẻ con quay cuồng. Nếu cha mẹ cứ mải chạy theo thành tích thì con trẻ luôn luôn mệt mỏi và căng thẳng. Học sinh ngay từ bậc tiểu học đi học chính, học thêm, học năng khiếu kín mít cả tuần. Em nào ở nhà, không đi học thêm được xếp vào diện cá biệt: Một là học dốt, lười học; Hai là con nhà nghèo, bố mẹ không có điều kiện kinh tế lo cho con ăn học đàng hoàng.
Ở thành phố, trẻ em càng bị cắt giảm tối đa giờ vui chơi, chỉ có học là trên hết. Bố mẹ bận rộn tối ngày, bạn bè ai cũng chạy đua học thêm, trẻ em hết giờ học là đến giờ ngủ, các em giải trí chủ yếu bằng cách vùi đầu vào game, mạng xã hội... Những hoạt động vui chơi, vận động ngoài trời dường như bị triệt tiêu. Học và chỉ có học, nhiều em học sinh rơi vào tình trạng cô đơn trong gia đình khó mở lời với cha mẹ, không có nổi một vài người bạn thân để chia sẻ nỗi niềm. Chỉ cần một vài lần thất bại trong học tập, các em sẽ gục ngã nhanh chóng, tuyệt vọng không lối thoát, nghĩ quẩn và làm những điều dại dột không ai ngờ tới.
Bi kịch học sinh tự tử bao giờ mới chấm dứt? Tôi nghĩ, phụ huynh đừng vội đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nặng nề thi cử bấy lâu nay. Cha mẹ cứ ép con học tràn cung mây, rồi giao giá "con phải giỏi nhất lớp, nhất khối, nhất trường", con phải bằng bạn A, bạn B mà không cần biết con có thích học không, có vui vẻ khi đến lớp, đến trường không? Có nhiều phụ huynh, cứ tối về là kiểm tra bài vở của con, hỏi han kĩ lưỡng xem con đạt điểm mấy. Con điểm cao được thầy cô khen, bố mẹ vui mừng phấn khởi. Hễ con điểm thấp, mắc lỗi là bố mẹ mắng chửi xa xả, đánh đập cho chừa tội học dốt.
Phụ huynh quên mất rằng, mỗi đứa trẻ có năng lực học tập khác nhau, tại sao lúc nào cha mẹ cũng quy ra điểm số, giấy khen, danh hiệu cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố để rồi bất mãn, chán nản. Con trẻ thấy cha mẹ buồn rầu vì mình, thất vọng vì mình kém cỏi thì các em sa sút tinh thần nhanh chóng, cảm thấy mình vô dụng vì không đạt được tâm nguyện ấp ủ bấy nay của cha mẹ. Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng này kéo dài sẽ nhanh chóng đẩy các em vào bệnh trầm cảm, dẫn đến quyết định hủy hoại bản thân...
Học sinh bậc THPT là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm học đường. Đây là lứa tuổi mà tâm sinh lý nhạy cảm, nếu cha mẹ không tinh ý sẽ khó lòng phát hiện con mình bất ổn. Con có thể mắc trầm cảm với nhiều lý do: Môi trường sống thay đổi, áp lực học tập căng thẳng quá mức với năng lực, thấy mình thua kém bạn bè mọi thứ và tệ hại nhất vẫn là không đáp ứng được mong mỏi của bố mẹ. Lực học của con mức khá nhưng cha mẹ chỉ mơ con mình sẽ giỏi, sẽ đỗ đạt những trường đại học tốp đầu và thường chê bai, chì chiết con khi biết điểm tổng kết, điểm thi của con đì đẹt.
Khi ấy, có những em chai lỳ trước những lời chê trách, nhiếc móc của cha mẹ. Nhưng có rất nhiều em đã âm thầm đau khổ và tổn thương nặng nề khi cha mẹ chê trách, coi thường, so sánh đủ kiểu. Các em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không được cha mẹ ghi nhận, cha mẹ vẫn cảm thấy học như thế là chưa đủ, cần phải có thành tích, danh hiệu...
Đa số phụ huynh dạy con phải học giỏi mới có tương lai, nào là "một người làm quan cả họ được nhờ", nào là "thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li", nào là "có chí thì nên". Phụ huynh đưa ra hàng loạt dẫn chứng các nhà bác học, thần đồng từ thời xa xưa đến thời hiện đại, các tấm gương học sinh giỏi quốc tế, các bạn học sinh giành học bổng du học để lên lớp các con, giục giã, thúc ép các con học tập không ngừng nghỉ.
Nhưng phụ huynh quên dạy con biết chấp nhận thất bại, biết chấp nhận năng lực bản thân và quan trọng nhất là dạy con biết quý trọng bản thân mình. Để dạy con điều ấy, trước tiên phụ huynh cần đồng hành cùng con, làm bạn với con suốt chặng đường dài học tập và trưởng thành. Phụ huynh hãy chấp nhận các con có cả ưu điểm và khuyết điểm, dù con học chưa giỏi thì đối với bố mẹ, con cái vẫn là tất cả. Cha mẹ cần định hướng cho con về nghề nghiệp trong tương lai và xác định cho con hiểu, có rất nhiều lựa chọn và nghề nghiệp nào cũng có giá trị riêng được xã hội công nhận.
Hiện nay rất nhiều phụ huynh khăng khăng cho rằng, phải đặt mục tiêu cao thì con mới có quyết tâm học hành. Tôi từng biết có những em học sinh cảm thấy học lớp chọn rất đuối, xin sang lớp thường nhưng cả thầy cô và cha mẹ đều không đồng ý, muốn các em phải cố gắng gấp 3, gấp 5 lần để đuổi kip bạn bè. Vậy là có những em dù học lớp chọn thật đấy nhưng thi đại học chỉ đạt điểm làng nhàng, đủ đỗ trường thường. Bố mẹ tỏ rõ bất mãn vì đầu tư hết mình mà con vẫn kém cỏi. Các em đi học vì gánh nặng ước mơ của cha mẹ và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trầm cảm học đường với những bi kịch đau xót.
Liệu khi nào, cha mẹ mới tỉnh ngộ vì ước mơ của cha mẹ đè nặng lên cuộc đời của các con, vô tình đẩy các con vào hố sâu tuyệt vọng và tìm đến cái chết như sự giải thoát?
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Mọi thông tin, bài viết đóng góp cho chuyên mục Giáo dục, quý độc giả có thể gửi ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Từ khóa: sofa gỗ óc chó hiện đại, sofa gỗ óc chó, sofa phòng khách gỗ óc chó, sofa gỗ hiện đại, bàn ghế gỗ óc chó, bàn ghế phòng khách gỗ óc chó, bàn ghế sofa gỗ óc chó, bàn ghế óc chó hiện đại
Bài viết khác
-
Sau thất bại của học sinh trong kì thi vừa qua, thầy hiệu trưởng Nguyễn Vương Linh đã gửi một bức tâm thư động viên cô học trò giỏi giang nhưng kém may mắn của mình.
-
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Đại học Sài Gòn cần điền đúng mã trường là SGD; thêm vào đó nếu đăng ký vào ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông thì thí sinh cần điền đúng mã ngành là 7520207, đăng ký ngành CNTT thì mã ngành là 7480201.
-
Ngày 20/4 là thời hạn cuối cùng cho thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
-
Cơ sở mầm non ABC tại TP Vinh (Nghệ An) vừa có quyết định cho nghỉ việc giáo viên vì đánh trẻ.
-
Dân trí Nhìn rõ mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể và định hướng lộ trình nghề nghiệp đúng đắn ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học sẽ giúp bạn trẻ theo đuổi ngành Tài chính ngân hàng vững bước, thăng tiến về sự nghiệp. >> Nhà tuyển dụng ngành Luật than: “Mỏi mắt” không tìm được nhân sự
-
Sự ra đi của em Sồng A L., học sinh Trường Tiểu học Vân Hồ (Sơn La) để lại nỗi đau vô hạn cho gia đình, bạn bè cùng người thân.
-
Cứ vào trưa thứ 5 hàng tuần, các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của trường sẽ được nhận một phần cơm canh miễn phí từ căn phòng nhỏ có tên Góc sẻ chia UTE tại tầng hầm tòa nhà trung tâm.
-
Dân trí Đó là Nguyễn Văn Thìn sinh năm 1988, dân tộc Sán Dìu, giảng viên toán trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Đến thời điểm này, Thìn đã có 15 bài báo quốc tế trong danh mục ISI. >> Năm 2018: Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên mở 3 ngành học “hót” >> Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
-
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết bà đã chỉ đạo giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La đến nhà động viên, thăm hỏi gia đình nạn nhân.
-
Đây là thông báo mới nhất từ phía nhà trường sau công văn yêu cầu báo Tuổi Trẻ điều tra xác minh làm rõ tính chất sự việc một nữ sinh bị nhà báo xâm hại tình dục.
-
Dân trí Trong số các trường tư thục ở TPHCM, Trường Tiểu học, THCS và THPT Bắc Mỹ đóng ở huyện Bình Chánh có học phí vào mức "khủng" nhất với hơn 48 triệu đồng/tháng, chưa tính chi phí nội trú hoặc bán trú.
-
Dân trí Kỳ thi tuyển giáo viên tại huyện Krông Pắk với 441 thí sinh dự thi để giành 83 chỉ tiêu sẽ được Công an tỉnh Đắk Lắ phối hợp cùng Sở Nội vụ giám sát chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực trong thi cử. >> Vụ 500 giáo viên dôi dư: Kỷ luật khiển trách Bí thư và Chủ tịch huyện
-
Dân trí Thí sinh thi một thành phần bài thi phải có mặt trước cửa phòng thi trước 10 phút; nộp đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi; không để dấu hiệu trên bài thi... đó là nhắc nhở của Bộ GD&ĐT đối với thí sinh khi làm bài thi tổ hợp 2018. >> Chọn cùng lúc 2 bài thi tổ hợp: Coi chừng kiệt sức >> Kỳ thi THPT Quốc gia: Nhiều băn khoăn trong bài thi tổ hợp
-
Dân trí Trong buổi làm việc, đại diện gia đình đã đồng ý tha lỗi cho cô giáo và bỏ qua sự việc. Trước đó, sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã gặp và trao đổi với cô giáo, thông cảm với hành vi của nữ giáo viên, có thể cô nóng giận lúc cháu quấy khóc là sự cố không mong muốn. >> Nghệ An: Đình chỉ cơ sở mầm non nơi cô giáo bạo hành trẻ >> Cô giáo mầm non tát trẻ liên tục ngay trong lớp học
-
Dân trí Chiều 19/4, Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), Trường ĐH Masey (New Zealand) và Trường ĐH Kinh tế (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) đã ký kết thỏa thuận hợp tác từng bước triển khai chương trình Dự bị đại học Quốc tế New Zealand đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
-
Do đặc thù đào tạo, tình trạng có rất ít học viên nam hoặc học viên nữ đã không còn quá lạ lẫm đối với thế hệ trẻ trên khắp thế giới hiện nay. Và bỗng có một ngày đẹp trời, chàng trai hay cô gái nào đó ‘lạc quẻ’ vào đây, thì ‘trời sẽ xanh một màu xanh rất khác’...
-
Sáng 20/4, tại Tòa nhà Con tàu tri thức, Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng (HIU) tổ chức khánh thành Khu tổ hợp thực hành du lịch và Khách sạn Sulyna theo tiêu chuẩn quốc tế, đẳng cấp 5 sao. Theo đó, ngay từ năm thứ nhất, sinh viên ngành du lịch HIU đã có điều kiện tiếp cận, thực hành trong môi trường làm việc thực tế sau này.
-
Dân trí Ngày 20/4, tại trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development - IWABA 2018) .
-
Dân trí Ngày 20.4, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội công bố 9 điểm mới trong kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2018-2019. >> Tuyển sinh vào 10 tại Hà Nội: Căng ở đâu?
-
Bộ GD&ĐT đồng ý nguyên tắc trường Tiểu học - THCS - THPT Newton, Hà Nội, chọn môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông của Mỹ để tổ chức dạy song ngữ.